Chi Lăng là một trong các huyện có hệ thống đường giao thông khá thuận lợi của tỉnh Lạng Sơn. Huyện có đường quốc lộ 1A chạy qua khoảng 40km, nối liền Chi Lăng với tỉnh lỵ Lạng Sơn và các tỉnh thành Bắc Bộ. Đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng – Trung Quốc cũng đi qua Chi Lăng khoảng 40km. Đặc biệt Chi Lăng có ga Đồng Mỏ, một trong những ga trung chuyển lớn của tuyến đường sắt quan trọng này. Huyện Chi Lăng nằm trong Vùng kinh tế Hữu Lũng – Chi Lăng được xác định đây là vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp tập trung của tỉnh, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Hình thành vùng trồng rừng, chuyên canh tập trung cây ăn quả (vùng na Hữu Lũng – Chi Lăng)… gắn với phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn.
Trên bản đồ du lịch của tỉnh, huyện Chi Lăng nằm ở không gian du lịch Tây Nam bao gồm huyện Hữu Lũng và Chi Lăng. Xét về vị trí địa lý cũng như vai trò du lịch, đây là cửa ngõ Tây Nam của Lạng Sơn (theo quốc lộ 1A), cầu nối du lịch Lạng Sơn với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Nam. Về sản phẩm du lịch, đã hình thành và phát triển các dòng sản phẩm: du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch sinh thái kết hợp trang trại vườn na … Trong những năm gần đây, du lịch gắn với các làng nghề, các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu đang trở thành hướng phát triển du lịch mới của tỉnh Lạng Sơn, bước đầu đã có những thành công nhất định. Sự kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nông nghiệp, gây dựng được thương hiệu cho du lịch nông nghiệp. Gắn với quả Na, Ngày hội Na Chi Lăng được tổ chức hàng năm đã tạo nhiều ấn tượng về Lạng Sơn đối với khách du lịch. Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tham gia xây dựng, quảng bá một số sản phẩm nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch như: các sản phẩm từ hoa hồi và chế phẩm từ hoa hồi; các sản phẩm nông nghiệp như: na Chi Lăng, hồng không hạt Bảo Lâm… được khách du lịch đánh giá cao.
Lạng Sơn có vô vàn đặc sản ngon nức tiếng xa gần như phở vịt quay, thịt lợn quay, nem nướng Hữu Lũng, quýt Bắc Sơn, rượu Mẫu Sơn… Đặc biệt, vào những ngày đầu tháng 8 này, khi đến với xứ Lạng, bạn sẽ được thưởng thức đặc sản na Chi Lăng.
Trên bản đồ du lịch của tỉnh, huyện Chi Lăng nằm ở không gian du lịch Tây Nam bao gồm huyện Hữu Lũng và Chi Lăng. Xét về vị trí địa lý cũng như vai trò du lịch, đây là cửa ngõ Tây Nam của Lạng Sơn (theo quốc lộ 1A), cầu nối du lịch Lạng Sơn với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Nam. Về sản phẩm du lịch, đã hình thành và phát triển các dòng sản phẩm: du lịch văn hóa, lịch sử; du lịch sinh thái kết hợp trang trại vườn na … Trong những năm gần đây, du lịch gắn với các làng nghề, các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu đang trở thành hướng phát triển du lịch mới của tỉnh Lạng Sơn, bước đầu đã có những thành công nhất định. Sự kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nông nghiệp, gây dựng được thương hiệu cho du lịch nông nghiệp. Gắn với quả Na, Ngày hội Na Chi Lăng được tổ chức hàng năm đã tạo nhiều ấn tượng về Lạng Sơn đối với khách du lịch. Hiện nay, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tham gia xây dựng, quảng bá một số sản phẩm nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch như: các sản phẩm từ hoa hồi và chế phẩm từ hoa hồi; các sản phẩm nông nghiệp như: na Chi Lăng, hồng không hạt Bảo Lâm… được khách du lịch đánh giá cao.
Lạng Sơn có vô vàn đặc sản ngon nức tiếng xa gần như phở vịt quay, thịt lợn quay, nem nướng Hữu Lũng, quýt Bắc Sơn, rượu Mẫu Sơn… Đặc biệt, vào những ngày đầu tháng 8 này, khi đến với xứ Lạng, bạn sẽ được thưởng thức đặc sản na Chi Lăng.
Na Chi Lăng được trồng chủ yếu trên vách núi đá cao chót vót nên người dân đã chế tạo ra những chiếc ròng rọc để thu hoạch na từ trên đỉnh núi xuống. Chiếc ròng rọc này chạy từ trên cao xuống chân núi. Dây cáp để chuyển na xuống núi là 2 đoạn dây chắc chắn song song móc vào vành chiếc xe đạp. Cứ 2 sọt na được đu xuống thì 2 sọt rỗng lại được ròng rọc đưa lên. Cách hái na nhanh chóng và đặc biệt tạo nên thương hiệu Na Lạng Sơn nổi tiếng cả nước.
Để duy trì diện tích trồng và tăng thêm năng suất, sản lượng na đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, UBND huyện đã quyết định phối hợp với Sở KH&CN Lạng Sơn, Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương để triển khai thêm nhiều đề tài nghiên cứu giúp phát triển, phòng trừ sâu bệnh cho na, chế biến và bảo quản sau thu hoạch, kéo dài thời vụ giống cây na. Kết quả rất tốt, cho đến nay đã có 1/4 diện tích cây na ra quả trái vụ. Đặc biệt, đã xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tổ chức điểm kết nối giới thiệu sản phẩm, tiêu thụ na Chi Lăng tại thành phố Hà Nội. Huyện Chi Lăng cũng sẽ tập trung và phát triển, mở rộng thêm diện tích sản xuất na theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap để hướng tới việc xuất khẩu na sang một số thị trường ‘khó tính’ như: Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Australia; tăng cường phối hợp và phát triển với các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp để đầu tư nghiên cứu thêm nhiều công nghệ bảo quản quả na sau thu hoạch cũng như tiến tới công nghệ chế biến sản phẩm từ quả na. Na Chi Lăng ngày một đang nâng cao được chất lượng và trở thành thứ quả đặc sản của người dân xứ Lạng.
Chợ Na Chi Lăng ở Đồng Bành (Chi Lăng, Lạng Sơn) – nơi được coi là chợ na lớn nhất miền Bắc. Những ngày đầu tháng 8, chợ na Đồng Bành (Chi Lăng, Lạng Sơn) lại tấp nập vào mùa. Hàng nghìn người mang na được thu hoạch tập trung về đây bán cho thương lái và xuất đi khắp nơi. Chợ bắt đầu mở từ giữa tháng 7, họp từ 4h sáng đến 11h, tập trung chủ yếu những hộ dân trồng na bản địa. Những thúng na đẹp vừa xuất hiện lập tức có lái buôn đến xếp hàng thu gom. Trước kia chợ họp hàng ngày hai bên đường quốc lộ 1A. Năm nay, UBND huyện Chi Lăng đã quy hoạch khu đất rộng 1 ha để tiện cho bà con trao đổi buôn bán, đồng thời đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Na Đồng Bành nổi tiếng thơm, ngọt đậm và ít có vị chua vì được trồng trên núi đá. Để hái được na, người dân phải mất hàng giờ leo núi đá, rồi dùng ròng rọc kéo xuống. Hiện nay, diện tích trồng na trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có trên 3.300ha, được trồng chủ yếu tại các huyện: Chi Lăng (khoảng 1.805ha), Hữu Lũng (khoảng 1.500ha), sản lượng khoảng 30.000 tấn/năm.
Đặc biệt, na Chi Lăng lọt vào top 50 trái cây đặc sản Việt Nam, được vinh danh Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2017; được Tổng hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam vinh danh và trao cúp vàng chứng nhận sản phẩm na Chi Lăng trong tốp 10 thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2018. Na Chi Lăng đã có mã số vùng ngăn ngừa giả mạo thương hiệu trên 40 ha của 20 hộ trồng na tại thôn Lũng Than (thị trấn Đồng Mỏ) và thôn Giáp Thượng 2 (xã Y Tịch). Việc chuẩn hóa dữ liệu cấp mã số vùng trồng na góp phần ngăn ngừa giả mạo mã số vùng trồng, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Qua đó, cung cấp sản phẩm có chất lượng an toàn và bền vững, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và thế giới, nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm Na Chi Lăng.
Trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch Lạng Sơn